Từ một hộ nghèo, chị Chung Thị Thương, sinh năm 1983, người dân tộc Tày trú tại thôn 4a, xã Cư Mốt đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. Trở thành tấm gương sáng cho nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn học tập .
Chị Chung Thị Thương làm việc tại vườn cao su của gia đình
Sinh ra và lớn lên tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cuộc sống ở quê nhà khó khăn, nên năm 1994, chị Thương cùng gia đình rời quê hương vào lập nghiệp tại thôn 4a, xã Cư Mốt. Năm 2005, chị Thương lập gia đình và tập trung vào phát triển kinh tế. Thời gian đầu, hai vợ chồng chị Thương chủ yếu làm thuê, làm mướn cho nhiều hộ trong vùng để trang trải cuộc sống hằng ngày Sau thời gian dành dụm, tích góp vợ chồng chị mua được đất trồng 2 ha điều. Nhận thấy hiệu quả kinh tế thấp, năm 2010, chị Thương mạnh dạn bàn với chồng phá bỏ phần lớn diện tích trồng điều chuyển đổi sang trồng 600 cây cao su. Đến năm 2012, gia đình chị trồng thêm 1.500 cây cao su vào diện tích rẫy của gia đình. Bên cạnh đó, chị còn mạnh dạn vay vốn 40 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để có nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi. Đến nay, gia đình chị Thương có 4ha cao su trồng xen 50 gốc điều, bên cạnh đó, nhằm mang lại nhiều nguồn thu nhập chị còn chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, bò. Chỉ riêng năm 2020, gia đình chị thu được 9 tấn mũ cao su, 5 tạ điều và bán 4 con trâu, bò, với tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Không chỉ năng động, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, gia đình, chị Chung Thị Thương còn là hội viên phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của địa phương. Nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi cho chị em hội viên. Với những cố gắng, nỗ lực trong cuộc sống, đến nay, từ một hộ nghèo chị Thương đã có điều kiện xây dựng nhà của khang trang, mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình. Trao đổi với chúng tôi, chị Phan Thị Hồng Vy, Chủ tịch Hội LHPN xã Cư Mốt cho biết: “Thôn 4a, xã Cư Mốt điều kiện đất đai không thuận lợi, chủ yếu là đất cát nên rất khó phát triển kinh tế. Nhờ sự năng động, sáng tạo, nhiều hội viên phụ nữ đã vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống. Thành công từ mô hình kinh tế của chị Chung Thị Thương đã tạo động lực để chị em trên địa bàn xã nỗ lực khẳng định vai trò của mình trong gia đình, có điều kiện nuôi dạy các con”./.
Nguồn: Nguyễn Ngọc – Đài TT TH
huyenntt
- Hội LHPN thị xã Buôn Hồ phối hợp trao bò sinh sản cho hội viên, phụ nữ nghèo (13/06/2025, 16:42)
- Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ (17/05/2025, 14:18)
- Hội Lên hiệp phụ nữ thị xã tổ chức Hội thảo về “Nâng cao năng lực cho phụ nữ trong chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường” năm 2025 (15/04/2025, 09:05)
- Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở tiêu biểu trong triển khai thực hiện Cuộc vận động “Thay đổi Nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo” (14/02/2025, 16:50)
- Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt, giao lưu Nữ Đảng viên tiêu biểu và ôn lại truyền thống 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/02/2025) (10/01/2025, 16:19)
- Chi Hội phụ nữ điển hình trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh (28/10/2024, 21:21)
- Hội LHPN Thành phố Buôn Ma Thuột ra mắt Mô hình “Phụ nữ phường Tân Lập văn minh, hiện đại” (28/10/2024, 20:51)
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Buôn Hồ trong triển khai Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (12/09/2024, 20:47)
- Người phụ nữ nặng lòng với cây cà phê (10/09/2024, 21:22)
- Hội LHPN tỉnh tổ chức thành công “Giao lưu sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới và phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024 (13/07/2024, 13:58)
- Hội LHPN thị xã Buôn Hồ với Cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số” giai đoạn 2020 - 2024 (11/07/2024, 14:14)